4 lưu ý trong cách chọn giày chạy bộ bạn không nên bỏ qua

4 lưu ý trong cách chọn giày chạy bộ giúp bạn:

  • Thứ nhất, để bảo vệ bàn chân khỏi chấn thương – kết quả của các tác động lặp đi lặp lại khi chạy trên mặt đất
  • Thứ hai, để tối đa hóa tốc độ bằng cách bám lấy bề mặt đường bằng hay địa hình

4 lưu ý trong cách chọn giày chạy bộ bạn không nên bỏ qua

Hiểu được mục đích sử dụng như trên, chúng ta xác định cách chọn giày chạy bộ cần đảm bảo các yêu cầu căn bản như:

  • Giúp bạn chạy thoải mái, không bó, kích chân
  • Phù hợp, ôm dáng bàn chân bạn
  • Phù hợp kiểu đáp chân, dáng chạy của bạn
  • Có độ bám dính tốt, giúp bạn chống trơn trượt khi chạy

Với một đôi giày như trên bạn đã có thể yên tâm tập luyện chạy bộ rồi. Vậy làm sao để biết cách chọn giày chạy bộ, các bạn tham khảo bài viết này nhé!

1. Cách chọn Giày chạy bộ Theo Kích Cỡ Bàn Chân

Khi chọn giày chạy, việc xác định đúng cỡ giày là điều quan trọng nhất.

1.1 Chiều Dài Của Giày Cần Đủ Cho Thêm Một Ngón Tay Cái

Một đôi giày chạy bộ phù hợp là một đôi giày ôm trọn gót chân bạn, để chân không bị tuột khi di chuyển. Nhưng, giày vẫn cần cách một khoảng 1 đến 1,3cm (bằng kích cỡ một ngón tay cái) từ ngón chân đến mũi giày. Ngoài ra, bạn cần phải bảo đảm phần mu bàn chân của mình hoàn toàn thoải mái, không quá khít hoặc quá lỏng lẻo.

Những đôi giày kích thước nhỏ sẽ gây đau chân, ngược lại, giày có kích thước quá to sẽ không mang lại cảm giác chắc chắn khi chạy.

Do đó, kinh nghiệm chọn giày là nên chọn kích cỡ lớn hơn 1 size so với giày bình thường bạn hay đi.

1.2 Kiểm Tra Chu Vi Bàn Chân

Khi chọn giày chuyên chạy bộ, bên cạnh chiều dài, bạn cũng cần chú ý đến chu vi của bàn chân. Chu vi bàn chân được tính bằng chiều dài của thước dây đo ở khu vực nhô ra nhất của ngón chân cái và ngón chân út.

Một số giày chạy bộ có chiều ngang hẹp và một số khác có chiều ngang rộng. Do đó, hãy chọn loại có chu vi phù hợp với bàn chân của bạn. Bạn có thể kiểm tra nhanh chu vi của bàn chân bằng cách so sánh với bảng kích thước thực tế được dựa trên chiều dài của giày.

2. Cách chọn Giày chạy bộ theo Cảm Nhận Thực Tế Khi Thử Giày

Trước khi quyết định chọn mua, bạn hãy mang thử giày để có những cảm nhận chân thực hơn về sự vừa vặn và độ thoải mái.

2.1 Độ Ôm Gót Chân

Khi bạn thử giày, điều quan trọng đầu tiên cần chú trọng chính là độ ôm của gót chân. Một độ ôm gót chân chặt sẽ giúp giữ khu vực quanh mắt cá chân luôn ổn định. Nếu bạn muốn một đôi giày vừa vặn hơn, hãy chọn những sản phẩm có khả năng giữ gót chân chắc chắn.

Khi thử giày chạy bộ, sau khi xỏ chân vào giày và thắt dây xong, hãy nhón chân lên để xem mu bàn chân có bị thít quá chặt hay không trước khi quyết định mua. Ngoài ra, bạn cũng nên thử di chuyển một chút, bởi dù khi mang có thấy thoải mái đi chăng nữa thì cũng có khả năng khi bước đi các ngón chân sẽ bị cọ xát vào nhau gây đau, khó chịu.

2.2 Thời Điểm Thích Hợp để Thử Giày

Người ta nói rằng kích thước của chân sẽ có sự thay đổi tuỳ theo thời điểm trong ngày. Ví dụ, kích thước bàn chân khi được đo vào buổi sáng có thể ở mức 26cm, nhưng nếu bạn đo vào buổi tối, chiều dài có thể dao động lên mức 27cm.

Do đó, thời gian bạn mua và mang thử giày cần có sự tương đồng với khung thời gian mà bạn thường chạy bộ. Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị cho một cuộc thi chạy marathon, bạn có thể thử và mua giày vào buổi sáng để có được sự lựa chọn ưng ý hơn.

Xem thêm các bài viết:

2.3 Nhìn Từ Trên Xuống Để Đánh Giá Độ Cân Bằng và Ổn Định Của Giày

Nếu bạn chú trọng đến sự thăng bằng và ổn định, hãy quan sát giày từ trên cao nhìn xuống. Nếu phần đến giày lớn hơn phần trên (khu vực ôm theo mu bàn chân) khi nhìn từ trên xuống, điều này có nghĩa là phần đế sẽ rộng hơn và giày sẽ có độ ổn định cao hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đôi giày chạy bộ mang đến cảm giác cứng cáp và cân bằng hơn, hãy kiểm tra theo những cách mà mybest đã gợi ý, mặc dù trên thị trường đã có nhiều loại giày đế mềm và độ nảy cao.

2.4 Đừng Quên Kiểm Tra Độ Dày Tất Chân!

Khi chọn mua giày chạy bộ, đừng quên mang thử giày cùng đôi tất mà bạn thường xuyên sử dụng khi chạy. Khi độ dày của tất thay đổi, cảm giác vừa vặn khi mang giày cũng sẽ thay đổi.

Tốt nhất, hãy mua tất mới cùng lúc với thời điểm bạn chọn mua giày. Bạn cũng nên lưu ý rằng, dù cùng một nhà sản xuất nhưng mỗi dòng tất sẽ có độ dày khác nhau. Do đó, hãy cố gắng chọn những sản phẩm đồng nhất nhất có thể để luôn giữ cảm giác thoải mái khi sử dụng

So với tất thường dễ bị tuột khi vận động, tất dành riêng cho chạy bộ không bị xô lệch khỏi vị trí khi chạy do được thiết kế theo hình dạng của bàn chân, mang đến cảm giác chắc chắn và thoải mái hơn.

3. Cách chọn Giày chạy bộ chọn Chất Liệu Có Thể Co Dãn Theo Mu Bàn Chân

Nếu phần chất liệu bao phủ khu vực mu bàn chân cứng, giày sẽ thường cọ vào da gây khó chịu. Do đó, hãy chọn giày có chất liệu mềm. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến sự vừa vặn của sản phẩm. Nếu chất liệu phần mu bàn chân có tính đàn hồi, bạn sẽ cảm nhận được sự vừa khít mỗi khi xỏ giày.

Gần đây, số lượng giày được làm từ chất liệu dệt kim với độ đàn hồi cao hơn chất liệu da hay cao su đã xuất hiện ngày càng nhiều. Ưu điểm của chất liệu này là độ mềm mại, vừa vặn và mang lại cảm giác thoải mái cho đôi chân của bạn. Ngoài ra, nhiều mẫu giày còn được may liền, không mối nối, không tạo ra cảm giác va đập vào chân, không gây cảm giác khó chịu khi sử dụng.

4. Cách chọn Giày chạy bộ Chọn Đế và Khối Lượng Giày Phù Hợp với Cấp Độ Chạy

Khối lượng và loại đế giày thường có sự khác biệt giữa người vừa tập chạy và người chạy chuyên nghiệp. Do đó, không chỉ chú trọng đến khối lượng mà bạn cũng cần quan tâm đến đặc tính của phần đệm giày có thật sự phù hợp với phong cách chạy của bạn hay không.

4.1 Người Mới Bắt Đầu: Loại Đế Dày & Khối Lượng Từ 250〜280g

Nếu bạn là người vừa bắt đầu tập chạy, hãy chọn những mẫu giày có phần đế vừa phải cùng khối lượng khoảng 250 đến 280g cho mỗi chiếc. Giày chuyên chạy bộ với phần đế dày thường có độ đệm cao, giúp bảo vệ đôi chân của bạn khỏi những va đập.

Rất nhiều người nghĩ rằng một đôi giày có khối lượng nhẹ sẽ giúp việc chạy bộ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một đôi giày có độ nặng nhất định sẽ phù hợp hơn với người vừa bắt đầu tập chạy. Độ nặng của giày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày và loại chất liệu của đế, tuy nhiên, những chiếc đế có lớp đệm dày sẽ an toàn hơn cho người mới bắt đầu.

Dù giày sẽ nặng hơn một chút, nhưng hãy chọn những mẫu giày có phần đế làm từ chất liệu nhựa được gọi là “shank” nếu bạn chú trọng tính ổn định. Chất liệu này sẽ làm giảm xô lệch phần đệm giày bên trong.

Xem thêm các bài viết:

4.2 Người Chạy Bộ Trung Cấp và Chuyên Nghiệp: Giày Nhẹ, Có Đệm Lót

Đối với người chạy trung cấp và chuyên nghiệp, những mẫu giày có đế mỏng cùng khối lượng nhẹ sẽ giúp việc chạy nhẹ nhàng hơn. Có khá nhiều sản phẩm được cải thiện về độ bền và lớp đệm chân mà vẫn giữ được độ mỏng nhẹ của phần đế. Hãy cân nhắc chọn mua những sản phẩm này.

Ngay cả đối với những người chạy có kinh nghiệm và chuyên nghiệp, khi chạy trong một thời gian dài như các cuộc thi marathon hoặc khi chạy chậm, đệm lót vẫn là yếu tố quan trọng hơn so với cân nặng của giày. Do đó, để đánh giá một mẫu giày, tốt hơn hết không nên chỉ dựa vào khối lượng mà hãy chú ý đến phần đế giày.

Trên đây, chúng mình đã hướng dẫn bạn những chi tiết cần quan tâm khi lựa chọn một giày chạy bộ. Chúc bạn chọn được đôi giày ưng ý, phù hợp nhất với mình để tập luyện marathon nhé!

Xem thêm các Mẹo thời trang hữu ích khác tại:

Theo dõi tôi tại facebook:

Groups của tôi:

Viết một bình luận

error: